Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng ngộ độc mạn tính, độc chất gây hại tích lũy trong cơ thể lâu dài hiện rất đáng lo ngại. Tổ chức này cảnh báo trong 20 năm nữa các ca ung thư trên toàn thế giới sẽ tăng từ 14 triệu lên 22 triệu/năm
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng ngộ độc mạn tính, độc chất gây hại tích lũy trong cơ thể lâu dài hiện rất đáng lo ngại. Tổ chức này cảnh báo trong 20 năm nữa các ca ung thư trên toàn thế giới sẽ tăng từ 14 triệu lên 22 triệu/năm, mức tăng lên tới 57%. Trong đó, Việt Nam được dự đoán là đất nước có số ca ưng thư tăng nhanh nhất thế giới. Nguyên nhân chính là các loại hóa chất độc hại dùng để tẩm ướp tồn dư trong thực phẩm. Một trong những loại thực phẩm hiện đang sử dụng rất nhiều hóa chất, chất phụ gia trong quá trình sản xuất, đó là bún tươi và các sản phẩm tương tự bún. Trên thực tế, qua kiểm tra nhanh, TPHCM từng phát hiện nhiều chất phụ gia nằm trong danh mục cấm có trong các sản phẩm như bún, hoành thánh. Giữa năm 2013, Cục An toàn thực phẩm-Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành giám sát, kiểm soát an toàn thực phẩm tại TPHCM. Qua đó phát hiện 6 mẫu sản phẩm gồm bún tươi, bánh phở, bánh hỏi của 3 cơ sở sản xuất có chưa Tinopal, acid Oxalic là hóa chất công nghiệp không có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế và Natri sulfite là chất có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế, nhưng vượt mức cho phép.
Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng( thuộc Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng) đã từng khảo sát thị trường TPHCM, lấy 30 mẫu sản phẩm gồm 6 loại bún, bánh canh, bánh hỏi, bánh phở, bánh cuốn và bán ướt bán tại 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm(4 siêu thị, 4 chợ ở trung tâm thành phố và 1 cửa hàng). Dưới tác dụng của đèn cực tím ở khoảng bước sóng 360nm, đã cho thấy có 24 trong tổng số 30 mẫu đều có sự hiện diện của chất làm trắng quang học. Trong đó 5 trong 9 mẫu bún, 100% mẫu bánh hỏi, bánh ướt và bánh canh, 3 trên 4 mẫu bánh phở cho thấy có sự hiện diện của các hợp chất làm trắng Tinopal có khả năng phát huỳnh quang(fluorescence). Tinopal có khả năng hấp thụ các ánh sáng vàng của chất liệu bám vào và phát ra ánh sáng màu xanh, từ đó làm mắt con người nhận thấy sản phẩm trắng sáng hơn.
Bên cạnh tình trạng mất an toàn thực phẩm, việc xả thải của 410 lò bún, cơ sở sản xuất bún, phở, hủ tiếu, bánh canh đã đăng ký kinh doanh cùng với hàng trăm lò bún lậu cũng đang gây áp lục lớn lên vấn đề vệ sinh môi trường của TP. Theo bà Nguyễn Thị Bính- Giám đốc Công ty SXTMDV Nguyễn Bính, chuyên sản xuất và xây dựng thương hiệu bằng các sản phẩm bún tươi truyền thống, hủ tiếu, bánh canh, mì Quảng…. không hóa chất (trụ sở tại P15Q.Tân Bình), hiện nay các công ty sản xuất ngành nghề này đang có một tình trạng chung, đó là sử dụng nhà ở để làm nơi sản xuất. Hầu hết các cơ sở đều có hệ thống xử lý nước thải nhưng tất cả đều chỉ là lách luật. Ngành sản xuất này đòi hỏi xả thải rất lớn, trung bình một lò bún mỗi ngày/đêm xả thải ra môi trường vài chục mét khối nước thải chứa một lượng lớn Biochemical Oxygen Demand(BOD) và Chemical Oxygen Demand(COD) cao trong môi trường nước nhưng thực tế các hệ thống nước thải mà các cơ sở sản xuất đã đầu tư chỉ xử lý được từ 2-4m3 /ngày/đêm vì chẳng doanh nghiệp nào , cơ sở sản xuất nào dám đào nhà mình lên để xây dựng hệ thống xử lý nước thải một cách bài bản. Việc vận hành máy móc, chịu chi phí điện năng trong quá trình xử lý cũng là một vấn đề. Do đó, tạo nên một thực trạng khi cơ quan chức năng kiểm tra, lấy mẫu nước thải đi kiểm nghiệm, phân tích thì cũng là lúc phát sinh tiêu cực.
Để giải quyết tình trạng này, theo bà Bính, chỉ có cách duy nhất đó là chính quyền thành phố phải tạo ra một khu công nghiệp, cụm công nghiệp trập trung các làng nghề truyền thống. Tập trung tất cả các làng nghề vào một khu để không còn sản xuất nhỏ lẻ. Việc mở rộng khu công nghiệp làng nghề sẽ giúp Nhà nước dễ dàng quản lý mọi mặt, đảm bảo được vấ đề an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng TP. Việc đầu tư KCN cũng giúp việc xử lý nước thải được tập trung theo quy định.
Được biết, TPHCM cần thiết phải có một KCN chuyên sản xuất các thực phẩm truyền thống đã được bà Bính phản ảnh, kiến nghị 40 lần nhưng đến nay, ước mơ về 1 KCN vẫn chưa thấy đâu, trong khi người dân vẫn đang hằng ngày phải sử dụng các sản phẩm bún, phở, hủ tiếu, bánh canh như một phần thiết yếu của cuộc sống.
- THƯ NGỎ (12.06.2022)
- Bún Tươi bún sạch tại Thành Phố Hồ Chí Minh (09.11.2023)
- Bà chủ bún sạch Nguyễn Bính trăn trở với cơ nghiệp gia đình (16.08.2022)
- Nấu món gì đổi vị cho cả gia đình khi giãn cách? (23.06.2021)
- Gợi ý món ăn sáng ngon, dễ làm cả tuần cho cả nhà (15.06.2021)
- Bánh phở tươi gia truyền để nấu món ngon (08.06.2021)
- Hướng dẫn cách nấu mì Quảng đúng chất miền Trung (22.05.2021)
- Bánh canh là một món ăn dân dã hay quý tộc? (14.05.2021)
- Vì Sao Khi Ăn Bún Lại Cảm Thấy Đầy Bụng Khó Tiêu? (07.05.2021)
- Món ăn truyền thống - Sạch và an toàn - Ngại gì không đặt!! (29.04.2021)