Bánh phở là nguyên liệu chính để tạo nên các món phở. Ngoài những thành phần khác như là nước phở, thịt, gia vị... thì bánh phở quyết định đến chất lượng của một bát (tô) phở. Riêng ở làng Chũ Lục Ngạn, Bắc Giang bánh phở khô có tên gọi khác là mỳ chũ.
Bánh phở được làm từ gì?
Bánh phở được làm hoàn toàn từ tinh bột gạo ( gạo được ngâm trong khoảng 4 giờ sau đó vớt ra để ráo, đem ra xay thật nhuyễn với nước sẽ cho ra dung dịch bột nước làm nên bánh phở). Hấp chín bằng hơi nước (giống như bánh cuốn, bánh tráng). Khác với sợi bún phải nấu chín trong nước sôi, mì sợi và bánh canh được trộn từ bột mì hay bột sắn, miến được trộn cùng với bột dong, gạo để làm nên bánh phở là loại gạo tẻ (được lựa chọn theo kinh nghiệm riêng của mỗi người làm bánh phở) có đặc tính hút ít nước, nhiều bột và không dính thường được trồng tại các vùng chiêm trũng của Nam Định, Thái Bình và sau này đã được lai giống ở nhiều nơi khác.
Một số tiêu chuẩn
Bánh phở cũng cần có một số tiêu chuẩn cơ bản để có thể tạo nên 1 tô phở ngon:
- Về hình thức: bánh phở có tiết diện chữ nhật, dày khoảng 1,5 mm, rộng 3–4 mm, vuông cạnh, dài hơn 20 cm
- Về màu sắc: bánh trắng đục, mặt ngoài láng đều không rỗ mặt
- Về vị giác: ăn vào có vị bùi, ngọt như cơm.
- Có độ dai, dẻo
- An toàn thực phẩm: không dùng các thành phần hóa chất xử lý ngâm gạo, trộn trong bột hoặc phun phủ trên bề mặt để tăng cường các đặc tính trên, chỉ dùng các phương pháp tự nhiên.
Hướng dẫn cách làm bánh phở
Trông thì dễ dàng, và bánh phở có ở bất kì đâu bạn muốn mua là được, nhưng thực chất nếu muốn tạo được bánh phở ngon không phải chuyện dễ dàng ,sau đây là quy trình làm bánh phở:
-Chuẩn bị nguyên liệu
Bột gạo, bột nếp, bột năng
Nước, muối
-Cách thực hiện
Bước 1: Cho toàn bộ nguyên liệu vào tô, thêm nước vào khuấy đều. Lưu ý, lượng nước vừa đủ để bột không quá đặc hoặc quá loãng. Khuấy đến khi bột tan đều.
Bước 2: Ủ bột (Nếu như quá bận, thời gian không có nhiều thì bạn có thể bỏ qua giai đoạn ủ bột). Dùng màng bảo quản thực phẩm bọc tô bột lại, ủ trong 12 – 18 giờ đồng hồ. Trong khi ủ bột, bạn nên mở màng bọc để hớt nước trong một vào lần. Lưu ý, hớt nước trong ra bao nhiêu thì thêm bấy nhiêu lượng nước lạnh vào.
Bước 3: Tráng bột
Bạn đặt chảo lên bếp, phết một lớp dầu ăn lên. Sau đó đổ một lớp bột mỏng. Đậy nắp vung và đợi cho bột chín. Thời gian chín tới là khoảng 30 giây. Tiếp đó đổ lớp bánh phở này ra khay và làm tiếp lượt mới.
Bước 2: Ủ bột (Nếu như quá bận, thời gian không có nhiều thì bạn có thể bỏ qua giai đoạn ủ bột). Dùng màng bảo quản thực phẩm bọc tô bột lại, ủ trong 12 – 18 giờ đồng hồ. Trong khi ủ bột, bạn nên mở màng bọc để hớt nước trong một vào lần. Lưu ý, hớt nước trong ra bao nhiêu thì thêm bấy nhiêu lượng nước lạnh vào.
Bước 3: Tráng bột
Bạn đặt chảo lên bếp, phết một lớp dầu ăn lên. Sau đó đổ một lớp bột mỏng. Đậy nắp vung và đợi cho bột chín. Thời gian chín tới là khoảng 30 giây. Tiếp đó đổ lớp bánh phở này ra khay và làm tiếp lượt mới.
Mẹo chọn bánh phở ngon
Chú ý tới màu sắc của sợi bánh
Bánh phở được làm từ gạo, vì vậy sợi sẽ có màu trắng đục hoặc hơi tối. Nếu như sợi bánh màu trắng trong, sáng, bóng mẩy thì không nên mua. Bởi đây là bánh có chứa hàn the, hóa chất.
Chạm vào sợi bánh
Nếu bạn chạm vào sợi bánh mà thấy hơi nát, dính, dễ đứt gãy thì đây là sợi bánh nguyên chất, không chứa hàn the. Ngược lại, những sợi bánh chứa hàn the hoặc hóa chất thường dai, khó đứt gãy, không có cảm giác dính.
Kiểm tra mùi của bánh phở
Bên cạnh màu sắc, cảm giác thì bạn cần kiểm tra mùi của bánh phở. Vì làm từ gạo nên bánh sẽ có mùi đặc trưng. Với những bánh không chứa hàn the thì thường có mùi chua dịu. Điều này rất dễ hiểu bởi muốn làm được bánh phở thì cần ngâm gạo. Có mùi chua của gạo là hoàn toàn tự nhiên. Còn sợi bánh mà không hề có mùi chua dù đã để cả một ngày với nhiệt độ cao thì đây chính xác là bánh dùng hàn the, hóa chất.
Cảm giác khi thưởng thức
Bánh phở sạch khi ăn sẽ có mùi vị của gạo, thơm và bùi như ăn cơm. Với sợi bánh tự nhiên thì thời gian sử dụng là 1 ngày. Nếu để lâu quá bánh sẽ bị chua, thiu. Sợi bánh có thể để tới 2 – 3 ngày chắc chắn có chứa hóa chất. Bạn có thể làm một phép thử với bột nghệ. Rắc bột nghệ lên bánh mà thấy chuyển màu xám thì đây là loại có chứa hóa chất.
Để làm ra được bánh phở không hề đơn giản phải không nào, thế nên chúng ta mới thấy được từ những nguyên liệu nhỏ nhất mà chúng ta coi là luôn có sẵn ấy đã phải thật ngon, chất lượng đi cùng với độ dai, dẻo, ngọt bùi. Tất cả được hòa quyện lại trong sợi bánh phở trắng đục tinh tế đến cầu kì. Nói đến đây thôi là đã lại thèm ngay cho mình một bát phở thơm ngon, đậm chất Hà Nội, đậm cái chất Việt Nam mà bất kì ai cũng đều yêu thích. Còn chần chừ gì nữa cùng nhau vào bếp nấu phở thôi nào còn thèm quá rồi thì lên xe bon bon thưởng cho mình một bát phở ngay thôi nào.
- THƯ NGỎ (12.06.2022)
- Bún Tươi bún sạch tại Thành Phố Hồ Chí Minh (09.11.2023)
- Bà chủ bún sạch Nguyễn Bính trăn trở với cơ nghiệp gia đình (16.08.2022)
- Nấu món gì đổi vị cho cả gia đình khi giãn cách? (23.06.2021)
- Gợi ý món ăn sáng ngon, dễ làm cả tuần cho cả nhà (15.06.2021)
- Hướng dẫn cách nấu mì Quảng đúng chất miền Trung (22.05.2021)
- Bánh canh là một món ăn dân dã hay quý tộc? (14.05.2021)
- Vì Sao Khi Ăn Bún Lại Cảm Thấy Đầy Bụng Khó Tiêu? (07.05.2021)
- Món ăn truyền thống - Sạch và an toàn - Ngại gì không đặt!! (29.04.2021)
- Bật mí 5 cách nhận biết bún sạch và bún bẩn trên thị trường (17.04.2021)