Trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam, bún là món ăn thân quen với mọi người, mọi nhà, từ người vùng quê chân chất đến quyền quý cao sang. Những sợi bún suôn trắng là sản phẩm từ cây lúa trên đồng, từ bàn tay khéo của bà, của mẹ... đã làm nên chất nét riêng biệt của nghệ thuật chế biến thức ăn.
Trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam, bún là món ăn thân quen với mọi người, mọi nhà, từ người vùng quê chân chất đến quyền quý cao sang. Những sợi bún suôn trắng là sản phẩm từ cây lúa trên đồng, từ bàn tay khéo của bà, của mẹ... đã làm nên chất nét riêng biệt của nghệ thuật chế biến thức ăn.
Và trong hành trình đến với mỗi bữa ăn gia đình, đã có những “khúc quanh”. Một số người làm bún vì nhiều lý do khác nhau đã ướp, tẩm, pha chế thêm hóa chất làm cho sợi bún trắng mà không sạch. Món ăn mộc mạc, chân quê tiềm ẩn những nguy cơ...
Và có một người sinh ra, lớn lên, trưởng thành từ làng bún ở Bặt Chùa, Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Tây, sau ba chìm bảy nổi của cuộc mưu sinh trên vùng đất phương Nam đã trở về với nghề của tổ tiên. Chị không chỉ làm cho sợi bún trong ngọc trắng ngà mà còn nói không với chất phụ gia độc hại. Âm thầm một hành trình, chị quyết tạo nên thương hiệu và gắn bảng vệ sinh an toàn cho bún.
Nói không với phụ gia độc hại
Bây giờ thì thương hiệu bún Thủ Đức đã được người tiêu dùng ở TP. Hồ Chí Minh biết đến như một địa chỉ của sự tin cậy. Không phải chỉ vì bún Thủ Đức nhận được Cúp vàng “Vì sức khỏe cộng đồng” của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm mà hơn thế, những mẻ bún được vào bao, dán nhãn, ghi địa chỉ nhà sản xuất trở thành “sự kiện thị trường” khi mà từ muôn lâu nay những thúng, những mẹt bún không biết xuất xứ từ đâu xuôi ngược khắp chợ cùng quê.
Chị Nguyễn Thị Bính, Giám đốc công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Sản xuất Nguyễn Bính (số 18/23 Huỳnh Văn Nghệ, phường 15, quận Tân Bình, TP. HCM, ĐT: 8152011) vẫn chưa hết những nỗi niềm. Nhìn những sợi bún trắng muốt, lại có độ dai đặc biệt và khó ôi thiu bày trên các quầy hang, chị cứ canh cánh bên lòng một nỗi lo.
Là đời thứ 5 theo nghiệp tổ làng bún, mang theo bao bí quyết nghề, chưa bao giờ chị thấy những sợi bún trắng sáng đến dường vậy. Khéo léo đến mấy thì màu bún cũng chỉ mang nguyên thủy chất ngà của gạo, độ dai vừa phải và nhất là khó giữ tươi ngon đến ngày hôm sau.
Hóa ra để làm sáng trắng sợi bún, người ta không thương tiếc sử dụng chất tẩy trắng công nghiệp tinopal. Rồi để dai, tạo sợi và bảo quản lâu, phoocmon được pha vào công đoạn làm bún, chưa kể những chất độc hại khác được sử dụng như một “gia vị”, môi trường vệ sinh, nguồn nước không thật tinh khiết...
Chị Bính cho biết: “Người tiêu dùng làm sao biết và phân biệt được đâu là bún thuần khiết và bún trộn thêm bột năng, bột lọc hoặc những phụ gia độc hại nếu không phải chính từ nhà sản xuất, nhất là khi việc kiểm soát còn ngoài tầm cơ quan chức năng và thiết bị kiểm tra đang trăm bề thiếu thốn”.
Cùng với người làm bún tâm huyết khác, chị đã nói không với phụ gia độc hại, chọn một lối đi riêng nhiều gian nan để tìm cho bún một thương hiệu an toàn. Chị tin rằng thị trường sẽ sàng lọc, người tiêu dùng sẽ ngày một thông thái hơn.
Địa chỉ tin cậy và an toàn
Nhọc nhằn, vất vả biết bao mới làm ra sợi bún. Suốt 15 công đoạn ròng rã trong 7 ngày liên tục từ vo, ủ gạo rồi lại vo và ngâm, sau là tráng gạo, xay thành bột, tách bột, tách nước, đánh trộn cho đều, tiếp là đấu trộn với hồ, ép, rửa lại để cuối cùng chia bắt thành sợi bún. Dường như cái tâm, sự chịu thương chịu khó của người làm bún trải đều suốt chu trình. Lơ là một chút là chua, là rã, lên meo…
Một quy trình không kém gian nan là chọn gạo. Để có bún Thủ Đức dẻo sợi, dai, giòn, bước chân chị Bích đã trải khắp vùng lục tỉnh suốt hai năm ròng để tìm cho bằng được thứ gạo như ý.
Gạo Long An, Cần Thơ thì quá dẻo, gạo Cà Mau lại xám sợi bún, còn miệt Sóc Trăng chất lượng không đều. Chỉ có vùng đất cù lao Bến Tre, nhất là Ba Tri, hạt gạo mới hội đủ yêu cầu làm bún: ngon, khô, dẻo, dai... Vậy nên dường như ai đã dùng bún Thủ Đức một lần thì cứ nhớ mãi dư âm vị bún.
Tốt nghiệp trung cấp ngành điện, học qua nghề cơ khí, rồi quản trị kinh doanh, lại có cả một thời làm cô hàng thịt heo ngoài chợ…, tất cả đã rèn cho chị sự thích nghi trước mọi hoàn cảnh và cũng là hành trang quý khi chị quay về với nghề bún bao đời cha truyền con nối.
Vậy nên, khi cái nóng của xứ sở không có mùa đông phương Nam giục giã, chị quyết nghiên cứu tìm tòi làm hệ thống ủ gạo không để lên meo, lên mốc. Rồi chị quay qua vừa vẽ thiết kế vừa thi công “công trình” công nghệ bán tự động, gia tăng năng suất và chất lượng trong quy trình sản xuất.
Để đến với đông đảo người tiêu dung với những hàng quán chế biến món ăn từ bún, chị Bích vẫn tiếp tục hành trình tìm tòi, sáng tạo để bún Thủ Đức thực sự là địa chỉ tin cậy và an toàn với mọi người, mọi nhà.
- THƯ NGỎ (12.06.2022)
- Bún Tươi bún sạch tại Thành Phố Hồ Chí Minh (09.11.2023)
- Bà chủ bún sạch Nguyễn Bính trăn trở với cơ nghiệp gia đình (16.08.2022)
- Nấu món gì đổi vị cho cả gia đình khi giãn cách? (23.06.2021)
- Gợi ý món ăn sáng ngon, dễ làm cả tuần cho cả nhà (15.06.2021)
- Bánh phở tươi gia truyền để nấu món ngon (08.06.2021)
- Hướng dẫn cách nấu mì Quảng đúng chất miền Trung (22.05.2021)
- Bánh canh là một món ăn dân dã hay quý tộc? (14.05.2021)
- Vì Sao Khi Ăn Bún Lại Cảm Thấy Đầy Bụng Khó Tiêu? (07.05.2021)
- Món ăn truyền thống - Sạch và an toàn - Ngại gì không đặt!! (29.04.2021)